Học sinh khối 6 FPT hào hứng với lần đầu trải nghiệm dã ngoại thực tế kết hợp liên môn

Ngày đăng: 26/10/2020

Sáng ngày 23/10, Ếch Cốm khối 6 có buổi dã ngoại thú vị tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tại buổi trải nghiệm thực tế, học sinh được thực hành học tập liên môn Ngữ văn – Lịch sử -Giáo dục công dân qua hoạt động tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một số dân tộc thiểu số.

Học sinh được chia thành 4 nhóm để tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Thái, Ê-đê, Tà Ôi và Mường. Nếp sống và phong tục của các dân tộc đều được tái hiện nguyên bản tại từng khu làng riêng biệt với kiến trúc xây dựng nhà ở, nét hoa văn trang trí đặc trưng, màu sắc trang phục cùng những nhận diện văn hóa khác như cách búi tóc, cách giao tiếp,….

Học sinh được chia thành 4 nhóm để tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Thái, Ê-đê, Tà Ôi và Mường. Nếp sống và phong tục của các dân tộc đều được tái hiện nguyên bản tại từng khu làng riêng biệt với kiến trúc xây dựng nhà ở, nét hoa văn trang trí đặc trưng, màu sắc trang phục cùng những nhận diện văn hóa khác như cách búi tóc, cách giao tiếp,….

Chia sẻ về nội dung trải nghiệm đặc biệt trong chuyến dã ngoại này, cô Hà Thị Thanh Tâm – GV Ngữ văn, FPT Schools cho biết:“Chương trình dã ngoại của khối 6 là hoạt động học tập có sự tích hợp liên môn Văn – Sử – GDCD nên các thầy cô sẽ giao nhiệm vụ cho các tìm hiểu về một khía cạnh thuộc các bộ môn này từ trước chuyến đi. Sau đó, dựa vào tư liệu mà các con thu thập được, các bạn sẽ sáng tạo những sản phẩm độc đáo như: Tập san về ẩm thực, nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán trong môn Văn; Thiết kế trang phục truyền thống của dân tộc trong môn Lịch Sử; Sổ tay ứng xử, giao tiếp đối với môn GDCD.”

Thuộc nhóm lớp tìm hiểu về làng dân tộc Thái, cuốn sổ tay của Cao Tiến Kỳ (lớp 6A1) đầy kín chữ, "Buổi trải nghiệm hôm nay con đã biết thêm rất nhiều đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái. Con biết dân tộc Thái cũng chia ra Thái đen, Thái đỏ và Thái trắng. Mỗi dân tộc lại có một nét đặc trưng riêng để nhận diện, ví dụ phụ nữ Thái đen đã lấy chồng thì sẽ búi tóc – gọi là Tằng Cẩu theo tiếng địa phương,…”

Thuộc nhóm lớp tìm hiểu về làng dân tộc Thái, cuốn sổ tay của Cao Tiến Kỳ (lớp 6A1) đầy kín chữ, “Buổi trải nghiệm hôm nay con đã biết thêm rất nhiều đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái. Con biết dân tộc Thái cũng chia ra Thái đen, Thái đỏ và Thái trắng. Mỗi dân tộc lại có một nét đặc trưng riêng để nhận diện, ví dụ phụ nữ Thái đen đã lấy chồng thì sẽ búi tóc – gọi là Tằng Cẩu theo tiếng địa phương,…”

Không chỉ được dân làng đón tiếp, chia sẻ những kiến thức thú vị, Ếch Cốm khối 6 còn được trải nghiệm những món ăn truyền thống và hòa mình vào không khí nghệ thuật đặc trưng của từng dân tộc.

Người dân tộc Thái hướng dẫn học sinh lấy tạo màu tự nhiên để nhuộm gạo đồ xôi

Người dân tộc Thái hướng dẫn học sinh lấy lá để tạo màu tự nhiên nhuộm gạo đồ xôi

Học sinh khối 6 cùng múa vũ điệu của người Ê-đê

Học sinh khối 6 cùng múa vũ điệu của người Ê-đê

Nhảy sạp - nét đẹp văn hóa của người Mường

Nhảy sạp – nét đẹp văn hóa của người Mường

Tận mắt theo dõi quá trình dệt Dèng - dệt thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi

Tận mắt theo dõi quá trình dệt Dèng – dệt thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi

Tung Còn - trò chơi truyền thống của dân tộc Thái

Trải nghiệm Tung Còn – trò chơi truyền thống của dân tộc Thái

Trong buổi trải nghiệm, để có thể vận dụng tối đa kiến thức và kỹ năng, Ếch Cốm linh hoạt hoạt động theo nhóm và theo cá nhân. Các bạn nhỏ đều chủ động tìm kiếm nhân vật để khai thác thông tin, chủ động thiết bị công nghệ để ghi âm ghi hình lấy tư liệu phục vụ việc làm bài thu hoạch, chủ động ghi chép,… Từ đó, học sinh làm chủ khả năng giao tiếp, đàm phán và đưa ra quyết định.

Ếch Cốm chủ động khai thác, thu tập thông tin trong buổi trải nghiệm

Ếch Cốm chủ động khai thác, thu tập thông tin trong buổi trải nghiệm

Thầy cô cũng mong rằng, ở một không gian mở, học sinh có nhiều hơn niềm hứng khởi học tập. Phương pháp học tích hợp liên môn sẽ kích thích học sinh phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu và tổng hợp thông tin. “Khi các con chủ động tìm kiếm kiến thức thì việc ghi nhớ, tiếp thu sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Giáo viên không nắm vai trò “cầm tay chỉ việc” tận nơi, mà sẽ hướng dẫn học sinh cách triển khai cũng như gợi mở kiến thức để học sinh tìm hiểu. Như vậy, học sinh sẽ làm chủ tư duy và phát triển những kỹ năng mềm khác trong cuộc sống.” – cô Tâm chia sẻ.

Buổi trải nghiệm thực tế tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã mang đến cho học sinh FPT những kiến thức bổ ích về sự đa dạng văn hóa của dân tộc ta, để từ đó Ếch Cốm sẽ càng thêm tự hào về đất nước của chúng mình.

Mời quý phụ huynh và học sinh xem hình ảnh trải nghiệm tại đây.

Năm học 2023-2024, trường Phổ thông Liên cấp FPT Hà Nam tuyển sinh học sinh các khối lớp 1, 2, 6, 7, 10. Chi tiết, xin liên hệ:

Điện thoại: 0972.359.303 hoặc 0989.310.603

Email: [email protected]

Tin cùng chuyên mục

Đăng ký tư vấn

  • ▪ Địa chỉ: Khu Đại học Nam Cao, P. Hoàng Đông, TX. Duy Tiên, Hà Nam

Tin mới nhất

Chuyên mục

Sự kiện sắp diễn ra

438304758 968960774932457 2996893796181648121 n
18:30
Nhà Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam